Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Ca sĩ Minh Thuận nguy kịch vì bệnh lao phổi

Edit Posted by Unknown with No comments

Người bạn thân của nam ca sĩ cho hay, Minh Thuận đang cơn nguy kịch bởi bạo bệnh.

Ca sĩ Minh Thuận

Mới đây một người bạn thân là ca sĩ Phạm Nhật Huy chia sẻ trên trang cá nhân thông tin nam ca sĩ , diễn viên Minh Thuận "đang trong cơn nguy kịch bởi bạo bệnh". Theo lời kể của người bạn này, gia đình Minh Thuận mới được bác sĩ cho biết anh bị ung thư phổi.
Lúc đầu Phạm Nhật Huy chia sẻ thông tin chung về tình hình "nguy kịch" của người bạn thân
Sau đó, anh tiết lộ thông tin người bạn đó chính là nam ca sĩ Minh Thuận
Theo chia sẻ, nam ca sĩ Minh Thuận đang điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TP HCM. Anh bị tai biến nên phải nằm ở phòng hồi sức. Đến ngày 2.9 bác sĩ mới cho biết Minh Thuận bị bệnh ung thư phổi. Trước đó gia đình nam ca sĩ chỉ biết anh bị bệnh lao phổi.

Bản thân Minh Thuận cũng không muốn tiết lộ bệnh tình với công chúng. Chỉ gia đình và bạn bè đồng nghiệp thân thiết mới hay. Người mẫu Xuân Lan chia sẻ lại câu chuyện mới đây về Minh Thuận: "Ngày ra mắt phim Tấm Cám Chuyện chưa kể", anh vẫn cố gắng đến mặc dù đã bị tai biến. Anh mặc áo dài nhìn mọi người nghẹn ngào. Còn mọi người thì nhìn anh bàng hoàng và thương cảm. Mỗi đứa ôm anh chụp tấm ảnh. Thương mà chẳng biết nói gì, nói sao. Chỉ ôm anh vỗ về...".

Trên các diễn đàn, khán giả gửi lời động viên tới nam ca sĩ và gia đình, mong anh vượt qua được cơn bạo bệnh.

Minh Thuận là một trong những giọng ca khởi xướng dòng nhạc trẻ. Tên tuổi anh gắn liền với nhiều ca khúc trữ tình. Anh còn tham gia đóng phim và tham gia show truyền hình. Trong bộ phim Cô gái xấu xí, anh đóng vai người bạn của nữ diễn viên chính Ngọc Hiệp, đồngthời thể hiện ca khúc trong phim. Anh đoạt giải Á quân Gương mặt thân quen năm 2014.

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Vỏ chanh: đánh tan bệnh lao phổi và 1 số bệnh khác

Edit Posted by Unknown with No comments

Theo các chuyên gia về đông y, có một thứ mà hàng ngày chúng ta vẫn bỏ đi nhưng chúng lại là thứ dược liệu chữa được nhiều bệnh nhất, tốt nhất, tiêu độc mạnh nhất. Đó là vỏ chanh.

Hiện nay nhiều người chỉ biết đến lợi ích của nước ép chanh đối với sức khỏe mà không biết đến công dụng của vỏ chanh .

Mới đây các nhà khoa học Úc đã nghiên cứu và phát hiện phát hiện các hợp chất chống oxy hóa và các loại tinh dầu trong vỏ chanh đủ cao để chiến đấu với căn bệnh ung thư.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng trong vỏ chanh có khoảng 22 chất chống ung thư như: limonene, citrus pectin, glycosides flavonnol, vitamin C…

Theo tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp của Úc (CSIRO), cả một trái chanh có thể phòng chống các loại ung thư lên đến 50%.

Tổ chức này khuyên rằng, hãy tiêu thụ ít nhất 150gr vỏ cam chanh mỗi tuần để phòng chống ung thư

. Do vậy họ khuyến cáo người dân nên trữ chanh đông lạnh sẽ giúp vỏ chanh giữ nguyên các chất chống oxy hóa và tinh dầu bên trong và quan trọng hơn là bạn dễ dàng sử dụng.
Phát hiện mới về hợp chất chống ung thư của vỏ chanh
Theo các chuyên gia, vỏ chanh bao gồm các enzyme thiết yếu, vitamin, khoáng chất vitamin C, vitamin P, canxi, kali, chất xơ, limonene... Vỏ chanh được cho là có tác dụng ngăn ngừa đối với các vấn đề về tim, mụn trứng cá, cholesterol.

Đề cập đến hiệu quả chữa bệnh của vỏ chanh, sách về tác dụng chữa bệnh từ thảo dược cho thấy, vỏ chanh có thể chữa được hàng trăm loại bệnh. Nó có thể chữa các loại u bướu, lao phổi, điều hòa huyết áp, tuyến giáp, các loại viêm…

Theo lương y Nguyễn Văn Quỳnh, bị lao phổi chỉ cần uống vỏ chanh với lá dòi còn gọi là lá thuốc dòi, cây bọ mắm, bơ nước tương, đại kích biển… có tên khoa học: Pouzolzia zeylanica (L) Benn. (Pouzolzia indica Gaud)...Khi uống thuốc, bệnh nhân phải nghỉ ngơi bồi dưỡng nhiều.

Liều lượng mỗi ngày uống 50 miếng vỏ chanh tươi và 40 ngọn lá thuốc dòi nấu sôi 15 phút (không nấu lâu vì nấu lâu để tránh bay hết chất the). Nấu sôi 10-15 phút vẫn đậy vung tắt bếp để nguội uống. Nếu vỏ chanh khô từ 80-90 (miếng) vì khô mất chất không bằng tươi, uống 01 tháng đi chụp phổi là hết bệnh.

Phổi có nước, thận có nước, uống vỏ chanh rất mau khỏi. Mỗi ngày uống 80-100 (miếng) vỏ chanh tươi. Vỏ khô mỗi ngày uống 120-160 (miếng). Nấu sôi vỏ chanh 10 phút tắt bếp đậy vung để nguội rồi uống, nấu lần thứ hai cũng làm như vậy. Uống cho đến khi hết bệnh.

Mỡ bọc tim, bọc gan thì uống ít hơn, mỗi ngày uống 30 miếng vỏ tươi, còn khô thì 50 miếng mỗi ngày. Thời gian kéo dài cho đến khi hết bệnh. Mỡ nhiễm máu thì mỗi ngày uống 25 miếng vỏ chanh tươi, khô thì 40 miếng, uống kéo dài cho đến khi hết bệnh.

Viêm cuống bao tử mỗi ngày 40-50 (miếng) vỏ tươi, khô thì 80-100 (miếng) mỗi ngày trong vòng 04 ngày hết bệnh.
Vỏ chanh đánh tan lao phổi và các loại u, viêm
Cũng không có một loại thuốc nào mà làm chặn đứng cơn sốt rét trong vòng 5 phút nhanh như vỏ chanh. Khi bị sốt rét, uống vỏ chanh trong vòng 5 phút là chặn đứng được cơn sốt rét. Người bị sốt rét, đắp 2 đến 3 cái mền vẫn thấy lạnh, thế mà uống 1 ca vỏ chanh đặc còn ấm vừa, chỉ một ca có quai trong vòng 5 phút là hết sốt.

Ngoài ra vỏ chanh cũng chữa được cao huyết áp, viêm tuyến tiền liệt, sạn thận, sạn mật, viêm mật, gai xương sống, viêm khớp đầu gối, cổ tay, loét bao tử, hôi nách, nhức răng, các loại viêm, ghẻ ngứa…

Viêm gan siêu vi, viêm mộng răng không há được miệng hay viêm bất cứ thứ gì, uống vỏ chanh là khỏi. Bởi vỏ chanh là thuốc tiêu độc diệt trùng mạnh nhất, mau khỏi bệnh nhất, nếu uống được nhiều.

Đau nhoi nhói trong đầu chỉ cần lấy 50 miếng vỏ chanh tươi nấu uống. Nấu đi nấu lại lần thứ hai, vỏ khô là phải từ 80-100 (miếng). Uống trong vòng hai ngày là hết. Thường các triệu chứng đau trên cơ thể là báo hiệu cơ thể bị viêm, đau đâu là viêm đó (viêm là máu ứ động, tắc nghẽn khiến bị sưng lên).

Những ai đã mổ u xơ cổ tử cung hay u nang buồng trứng là nguy cơ ung thư rất cao. Phải uống vỏ chanh dài dài không uống được nhiều thì uống ít, mỗi ngày 10-20 (miếng) uống cho tới chết. Tuyệt đối không được ăn thịt nướng (kể cả người khỏe). Vì thịt nướng gây ung thư tới 80% còn 20% ung thư là các lý do khác gây nên. Tất cả các vết thương trong người nếu máu bầm không tan là nó sẽ trở thành ung thư, chỉ uống vỏ chanh là tốt nhất, mau tan máu bầm và vết thương.

Theo nghiên cứu của Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, vỏ chanh với rất nhiều công dụng nhưng liều lượng sử dụng rất quan trọng. “Việc bạn đọc sử dụng nước sắc vỏ chanh khô hoặc tươi hàng ngày là rất tốt và hoàn toàn có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, khi dùng cần chú ý hai vấn đề. Thứ nhất, phải có liều lượng hợp lý, không nên dùng liều quá cao, thông thường từ 10-20g là vừa đủ.

Thứ hai, cần ngâm rửa vỏ chanh trước khi thái và sấy khô để tránh các loại thuốc trừ sâu hoặc hóa chất khác có hại cho cơ thể.



Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Bệnh lao phổi điều trị càng sớm càng tốt

Edit Posted by Unknown with No comments

Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn mycobacterium tuberculosis, thường gặp nhất ở phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (lao màng não), hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn (lao kê), hệ niệu dục, xương và khớp.

Nếu không điều trị bệnh lao kháng đa thuốc tốt sẽ dễ chuyển sang bệnh lao siêu kháng thuốc. Trong ảnh: Bệnh nhân lao kháng đa thuốc đang được chăm sóc tại Bệnh viện phổi Đồng Nai.

Đối tượng dễ mắc bệnh lao

Tuổi mắc bệnh: Lao phổi thường gặp ở người lớn (do sức đề kháng kém); ở trẻ em từ 10-14 tuổi (lứa tuổi có nhiều thay đổi về nội tiết).

Nguồn lây: Những người tiếp xúc với người bệnh lao, đặc biệt là tiếp xúc lâu dài và trực tiếp thì càng dễ bị bệnh.

Người mắc một số bệnh: Bệnh bụi phổi, bệnh phổi do virus, đái tháo đường, loét dạ dày - tá tràng; có HIV/AIDS, suy dinh dưỡng...

Cơ địa có sức đề kháng kém: Phụ nữ có thai, nghiện rượu, người già…

Mức sống thấp, căng thẳng tinh thần… đều là yếu tố thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển của bệnh lao nói chung và lao phổi nói riêng.

Biểu hiện lâm sàng

Đa số trường hợp bệnh bắt đầu một cách từ từ với các dấu hiệu sau đây:

Biểu hiện toàn thân: Bệnh nhân mệt mỏi, giảm khả năng làm việc, ăn kém, gầy sút, sốt nhẹ về chiều tối (37,5-38OC) kèm theo ra mồ hôi về ban đêm, da xanh...

Triệu chứng cơ năng: Ho khạc đờm (đờm nhầy, màu vàng nhạt, có thể màu xanh hoặc mủ đặc); ho ngày càng tăng, có thể ho ra máu; đau ngực liên tục (thường đau khu trú ở một vị trí cố định); khó thở tăng cả khi nghỉ ngơi.

Lao phổi ở trẻ em: Tổn thương ở phổi thường xuất hiện sau tổn thương tiên phát từ 6-14 năm, do đó lao phổi trẻ em hay gặp từ 10-14 tuổi. Do có những thay đổi về nội tiết ở lứa tuổi này mà trẻ em hay bị các thể lao phổi nặng, như: phế quản - phế viêm do lao hoặc viêm phổi bã đậu.

Lao phổi ở người già: do cơ thể bị giảm miễn dịch nên người già dễ bị lao phổi. Việc phát hiện bệnh lao phổi ở người già có thể bị chậm trễ vì nhiều người già bị các bệnh hô hấp mạn tính, triệu chứng của các bệnh này cũng giống triệu chứng của bệnh lao phổi (ho, đau ngực...), vì vậy khi bị lao lại cho là bị bệnh khác. Ở người già, chức năng của các cơ quan bị suy giảm (trong đó có chức năng của gan, thận) và thường có những bệnh khác phối hợp. do đó, khả năng dung nạp thuốc lao kém, vì vậy kết quả điều trị lao phổi cũng bị hạn chế.

Điều trị càng sớm càng tốt

Điều trị lao phổi chủ yếu là điều trị nội khoa, kết quả điều trị phụ thuộc nhiều vào thời gian phát hiện bệnh sớm hay muộn. Việc điều trị phải theo đúng nguyên tắc chữa bệnh lao sẽ nhanh chóng chữa khỏi bệnh. Đối với người có bệnh gan, thận kèm theo thì cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể mà sử dụng thuốc cho hợp lý; đánh giá kết quả điều trị theo diễn biến của triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, trong đó xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong đờm là quan trọng nhất.

Những bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn kháng thuốc thường có rối loạn miễn dịch của cơ thể. Điều chỉnh lại những rối loạn miễn dịch được coi là một biện pháp điều trị hỗ trợ. Các biện pháp tăng cường sức đề kháng từ chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phục hồi các tổn thương cơ thể.

ng tác phòng trừ dịch bệnh theo mùa cho đàn chim cũng được anh đặt lên hàng đầu. Một năm đàn chim bố mẹ được tiêm phòng vác xin 3 lần; chuồng nuôi thường xuyên được dọn dẹp vệ sinh, phun thuốc sát trùng. Trung bình mỗi tháng gia đình anh Hùng cho xuất bán từ 250-350 cặp chim thương phẩm và 200 đến 300 cặp chim giống. Giá bán mỗi cặp chim thương phẩm là 140 nghìn đồng và từ 200-300 nghìn đồng/cặp chim giống. Trừ chi phí, bình quân mỗi tháng gia đình thu lãi 30 triệu đồng.

Mô hình nuôi chim bồ câu của anh Hùng đã trở thành địa chỉ tin cậy để nhiều nông dân đến thăm quan, học tập kinh nghiệm và mua con giống. Nhờ sự hỗ trợ của anh, 3 hộ trên địa bàn xã Cách Bi, 1 hộ ở Lương Tài và 1 hộ ở Hải Dương đã mạnh dạn đầu tư và bước đầu cho kết quả khả quan. “So với nhu cầu của thị trường thì nguồn cung chim bồ câu thương phẩm mới chỉ đáp ứng được khoảng 40%. Do vậy, bên cạnh việc mở rộng quy mô thì các hộ chăn nuôi cần phải tăng cường mối liên kết, hỗ trợ nhau cùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”, anh Hùng tâm sự.

Ông Lê Thanh Bình, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quế Võ cho rằng, với hiệu quả kinh tế cao, việc phát triển mô hình nuôi chim bồ câu Pháp là hướng đi đúng đắn, song cũng cần có định hướng về thị trường, tư vấn kỹ thuật chuồng trại và chăm sóc để mô hình phát triển bền vững, cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Lao phổi và đái tháo đường : Mối liên quan nguy hiểm

Edit Posted by Unknown with No comments

Lao là một bệnh truyền nhiễm, còn đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính không lây nhiễm. Đây là hai loại bệnh khác nhau nhưng lại có liên quan tới nhau

Lao là một bệnh truyền nhiễm, còn đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính không lây nhiễm. Đây là hai loại bệnh khác nhau nhưng lại có liên quan tới nhau: ĐTĐ là một trong những yếu tố thúc đẩy cho bệnh lao tiến triển.
Vì sao người bệnh ĐTĐ dễ mắc lao phổi?
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ đái tháo đường (ĐTĐ) trên toàn thế giới chiếm từ 0,24% đến 5,15% dân số, đến năm 2025 sẽ có khoảng 330 triệu người. Dự báo trong 20 năm 2010-2030 tỷ lệ mắc đái tháo đường trên toàn cầu tăng 54%. Ở Việt Nam chỉ trong 10 năm vừa qua đã tăng tới 200%. Tỷ lệ tiền đái tháo đường cũng gia tăng nhanh chóng từ 7,7% lên gần 14%. Bệnh ĐTĐ ở giai đoạn muộn gây ra các rối loạn chất đạm, chất mỡ và các chất điện giải. Đặc biệt bệnh ĐTĐ thường gây nhiễm khuẩn phổi – phế quản, lao phổi. Hai bệnh ĐTĐ và lao phổi thường là người “bạn đồng hành” với nhau như bóng với hình như HIV/AIDS với lao phổi. Người mắc ĐTĐ thường mắc lao phổi, nhưng ngược lại người mắc lao phổi không phải đều mắc ĐTĐ.
Nguyên nhân ĐTĐ mắc lao phổi nói riêng và các bệnh nhiễm khuẩn nói chung là do cơ thể bị suy giảm miễn dịch làm cho sức đề kháng giảm sút, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao phát triển. Người bệnh phát hiện lao phổi phần lớn sau 5 năm mắc ĐTĐ, gần 2/3 trường hợp ĐTĐ phát hiện trước lao phổi.
Các dấu hiệu lâm sàng khởi phát của bệnh ĐTĐ/lao phổi không khác với lao phổi đơn thuần: Khởi phát cấp tính, bán cấp và không triệu chứng, phát hiện do tình cờ. Phổ biến là các dấu hiệu bán cấp: sốt nhẹ  về buổi chiều, gây sút cân, ho. Tuy nhiên có một số điểm đặc biệt.
Xét nghiệm đờm soi trực tiếp tìm BK thường (+), khoảng 70% ở giai đoạn toàn phát.
Hình ảnh Xquang tổn thương phổi khác với lao phổi đơn thuần: Tổn thương thường đối xứng hai bên, thể bệnh lao thâm nhiễm phổ biến. Vị trí thường ở vùng rốn phổi, đáy phổi (lao phổi đơn thuần hay  gặp ở vùng đỉnh và dưới đòn).
Đái tháo đường và lao phổiBệnh nhân đái tháo đường phải kiểm soát đường huyết để tránh thúc đẩy mắc lao phổi tiến triển.

Những lưu ý trong điều trị

Về điều trị lao phổi/ĐTĐ gặp một số khó khăn vì vừa phải điều trị cả bệnh ĐTĐ vừa phải điều trị lao phổi. Chức năng gan của người bệnh ĐTĐ đã yếu, khi sử dụng các thuốc điều trị lao lại độc với gan. Bản thân các thuốc chữa ĐTĐ như sulfonyl urae, metformin, acarbose... cũng độc với gan, do đó không tránh khỏi tai biến do thuốc gây ra. Vì vậy, đối với bệnh nhân lao phổi/ĐTĐ thì điều trị phải xong hành cả hai bệnh, đồng thời phải theo dõi thường xuyên chức năng gan. Mục tiêu là phải kiểm soát đường huyết lúc đói dưới 126mg% và HbA1C dưới 7%. Để đạt được những yêu cầu trên bác sĩ điều trị nên cân nhắc điều trị bằng insulin sớm cho bệnh nhân nhằm đạt được hiệu quả giảm các tác dụng phụ của thuốc và giảm biến chứng của bệnh ĐTĐ. Chế độ ăn uống của người bệnh ĐTĐ cần phải kiêng khem, ngược lại với lao phổi lại cần phải bồi dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể... Kết quả điều trị thất bại và tái phát cũng cao hơn điều trị lao phổi đơn thuần.
Bệnh ĐTĐ là một trong những yếu tố thúc đẩy cho bệnh lao tiến triển. Vì thế cần kiểm tra đường huyết cho những bệnh nhân bị lao phổi và những bệnh nhân bị đáo tháo đường. Cần chụp Xquang phổi 6 tháng một lần nếu có nghi ngờ thì xét nghiệm đờm tìm vi trùng lao để phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ đạt hiệu quả cao. Cần phải điều trị lao tích cực, đúng phác đồ, phối hợp với điều trị ĐTĐ. Do đó cần phối hợp 3 chuyên khoa cùng điều trị: Chuyên khoa lao phổi, chuyên khoa nội tiết và chuyên khoa dinh dưỡng. Khi có các biến chứng phải phối hợp với chuyên khoa khác như: Tim mạch, thần kinh, mắt... mới đạt hiệu quả.

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Cải thiện bệnh lao phổi bằng hạt điều

Edit Posted by Unknown with No comments

Hạt điều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ cho biết ăn hạt điều có thể cải thiện chứng bệnh lao, viêm phổi cùng nhiều bệnh khác.


Chữa lao. Hạt điều có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp nguy hiểm như lao.
Đẩy lùi viêm phổi. Ăn hạt điều giúp tăng thân nhiệt, qua đó vô hiệu hóa các vi khuẩn gây viêm phổi.
Ngừa sỏi mật. Các enzyme được tìm thấy trong hạt điều giữ túi mật khỏi các độc tố và chất thải, từ đó ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật có hại.
Ngăn chặn tăng cân. Các chuyên gia cho biết ăn hạt điều ít nhất một lần trong ngày giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, ngừa tăng cân.
Một số thực phẩm có khả năng làm giảm căng thẳng, chúng có thể giúp bạn cảm thấy bớt áp lực.

Chống sâu răng. Vi khuẩn gây sâu răng không có cơ hội hoành hành nếu bạn ăn hạt điều thường xuyên. Hạt điều chứa nhiều chất giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại sức khỏe răng miệng.
Trị trầm cảm. Ăn hạt điều giúp tăng lượng hormone tạo cảm giác thư thái, dễ chịu là serotonin trong não, qua đó điều trị trầm cảm.
Chặn ung thư tuyến tụy. Hạt điều có tác dụng ngăn chặn quá trình nhân lên của tế bào ung thư trong tuyến tụy, góp phần ngừa ung thư.
Chống thiếu máu. Vì hạt điều rất giàu chất sắt nên giúp kích thích sản sinh các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để điều trị các tình trạng như thiếu máu.