Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Điều trị bệnh lao ở phụ nữ mang thai như thế nào để hiệu quả?

Edit Posted by Unknown with No comments
Phụ nữ mắc bệnh lao vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường bởi vì bệnh lao không phải là bệnh di truyền. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai và sau khi sinh phụ nữ mắc bệnh lao cần phải được chăm sóc kỹ càng hơn. Bài viết chia sẻ cách điều trị lao ở phụ nữ mang thai.

Hướng dẫn điều trị lao ở phụ nữ mang thai

Chú ý biểu hiện và thăm khám sớm, kịp thời

Bệnh lao dễ bị bỏ qua hoặc phát hiện muộn. Tình trạng thai nghén đã tạo điều kiện cho tổn thương lao dễ phát sinh và phát triển. Những tổn thương đã ổn định có thể tái triển trở lại.

Bệnh lao hay gặp trong thời gian 3 tháng đầu và sau khi sinh con hơn là ở các tháng khác của thời kỳ thai nghén. ở thời gian 3 tháng đầu, triệu chứng của bệnh lao dễ lẫn với dấu hiệu có thai như; chán ăn, mệt mỏi… Vì vậy người phụ nữ ít chú ý và không đi khám bệnh.


Tuy nhiên ngoài triệu chứng kể trên, thì bệnh lao còn có những triệu chứng khác với dấu hiệu thai nghén đó là người bệnh có sốt nhẹ về chiều, nhiệt độ thường chỉ 370 – 380c, hay có triệu chứng kèm theo về hô hấp như ho khạc đờm, đau tức ngực. Nếu người phụ nữ có các triệu chứng trên đây, ở bất cứ thời gian nào khi có thai, thì cần đi khám để xác định xem có bị bệnh lao hay không.

Chăm sóc sức khoẻ

Sau khi sinh con, sản phụ cũng có thể mắc các thể lao nặng như lao kê, lao màng não. Các thể lao nặng này có triệu chứng hay gặp như sốt cao kéo dài. Triệu chứng này dễ nhầm với sốt sót rau hoặc sốt hậu sản.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, những trường hợp sốt cao kéo dài ở phụ nữ sau đẻ, khi chụp phim phổi đã phát hiện nhiều trường hợp có tổn thương lao kê. Vì vậy những sản phụ sau đẻ, nếu sốt kéo dài cần phải được chụp phim phổi kiểm tra để phát hiện tổn thương phổi. Cũng cần lưu ý là những nốt lao kê nhỏ nếu chỉ chiếu X quang phổi thì rất khó phát hiện.

Cần điều trị lao ở phụ nữ mang thai như thế nào?


Kết quả điều trị lao ở phụ nữ mang thai cũng tốt như ở những bệnh nhân lao khác, điều quan trọng là cần đến các cơ sở y tế để phát hiện sớm và điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa, cần nghiêm ngặt thực hiện đúng phác đồ điều trị lao không bỏ dở điều trị vì như vậy không những không khỏi mà vi khuẩn lao kháng thuốc sẽ có nguy hại hơn cho cả mẹ và con.

Sau khi sinh con, người mẹ cần được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất để phục hồi sức khoẻ, cho trẻ bú sữa mẹ bình thường. Việc tiêm phòng vắc –xin BCG cho trẻ là bắt buộc. Cũng không nhất thiết phải cách ly mẹ và con, trừ lúc mới sinh con mà người mẹ vẫn còn vi khuẩn lao ở trong đờm.

Trên đây là cách điều trị lao ở phụ nữ mang thai hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích trong quá trình điều trị và chăm sóc phụ nữ mang thai.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Bị lao phổi thì nên ăn gì cho nhanh khỏi

Edit Posted by Unknown with No comments
Nhiều người vẫn nghĩ khi mắc bệnh lao chỉ cần uống thuốc đúng chỉ định sẽ phục hồi bệnh, thực tế thuốc chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn. Muốn nhanh hồi phục phải kết hợp với chế độ ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng đồng thời nghỉ ngơi hợp lý.

Người có hệ miễn nhiễm kém, tiểu đường, bệnh bụi phổi, bệnh nhân đang dùng thuốc steroids, thuốc chữa thấp khớp, xạ trị... tuổi già, nghiện rượu hay ma túy, suy dinh dưỡng, thiếu săn sóc y tế, sống hay làm việc ở những nơi đông người, không thoáng... sẽ dễ bị mắc lao.


Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hay gai lạnh về chiều, gầy, sút cân, ra mồ hôi trộm, chán ăn, mệt mỏi... ho, khạc đờm hoặc ho ra máu. Ho ra máu là triệu chứng có thể gặp ở 60% những người lao phổi. Các triệu chứng khác là: đau ngực, khó thở, có tiếng rên khu trú ở một vùng của phổi…

Nguyên tắc dinh dưỡng

Sức đề kháng và khả năng miễn dịch của người bị bệnh lao thường rất yếu. Hơn nữa, người bị bệnh lao dễ bị chán ăn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng (kể cả các vi chất). Quá trình chuyển hóa cũng bị thay đổi theo chiều hướng tăng tiêu hao năng lượng và các chất dinh dưỡng dẫn đến sụt cân và thiếu dưỡng chất. Do đó, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh lao, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.

Đối với người bị bệnh lao thì năng lượng nạp vào tùy theo thể trạng. Nếu gầy phải ăn nhiều để đạt chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) trên 18,5. Nếu thể trạng bình thường thì năng lượng nạp vào không thay đổi. Điều quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bệnh là phải đủ 4 nhóm thực phẩm: đường, đạm, dầu mỡ vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cần ưu tiên lượng đường từ quả chín để tốt cho gan thải độc do tác dụng phụ của thuốc.

Các vitamin và khoáng chất nào cần ưu tiên?

Kẽm: Do cơ chế hoạt động của các loại thuốc điều trị lao đã gây nên tình trạng thiếu hụt kẽm ở người bệnh dẫn đến chán ăn, suy giảm hệ miễn dịch. Người bệnh nên chọn thực phẩm giàu kẽm như: sò, hến, con hàu, cùi dừa già, đậu Hà Lan, đậu tương, củ cải, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc…

Vitamin A, E, C: Đây là những chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ niêm mạc, giúp da khỏe mạnh, tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, chống ôxy hóa những người bị bệnh lao lại dễ bị thiếu hụt. Có thể uống bổ sung ở dạng dược phẩm theo chỉ định của bác sĩ  hoặc ưu tiên chọn thực phẩm giàu các vitamin này như: rau tươi có màu xanh đậm, quả chín có màu vàng đỏ như cam, xoài, đu đủ, cà chua, cà rốt chứa nhiều vitamin A, C; gan súc vật và gia cầm, thịt đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò, cá biển… đều chứa nhiều vitamin D.

Sắt: Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở người bệnh lao rất cao làm giảm sức đề kháng, dẫn đến dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch… Cần ăn những thực phẩm giàu sắt như: mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt nạc, gan…

Vitamin K, B6: Do người bệnh hấp thu kém, dễ gặp rối loạn tiêu hóa nên khả năng tổng hợp vitamin K giảm, gây trở ngại quá trình đông máu. Các vitamin này có nhiều trong thực phẩm như: gan, các loại rau màu xanh đậm. Dùng thuốc điều trị lao thường phải dùng kéo dài (vài tháng) theo phác đồ chống lao, các thuốc này lại làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B6 dễ gây viêm dây thần kinh ngoại biên, giảm miễn dịch do vậy ngoài uống vitamin B6 dạng dược phẩm bổ sung, người bệnh nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin này như: thịt lợn nạc, thịt gà, đậu, đỗ các loại, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt…

Cần đa dạng món ăn: Do thể trạng yếu và tác dụng phụ của thuốc nên người bệnh dễ chán ăn, đòi hỏi phải đa dạng món ăn. Chọn những món người bệnh thích nhưng phải thường xuyên thay đổi để tạo sự kích thích. Nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày để người bệnh hấp thu tốt và đầy đủ hơn các chất dinh dưỡng cần thiết.

Những gì phải kiêng? Người bệnh tuyệt đối không được dùng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì những chất này làm giảm tác dụng điều trị và tăng tác dụng phụ của thuốc.