Áp dụng mô hình phát hiện chủ động bệnh lao có thể góp phần làm giảm khoảng 20% tỉ lệ mắc lao hàng năm; ở một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao, tỉ lệ phát hiện chủ động cao gấp 15 lần so với phát hiện thụ động.
Theo PGS. TS. Lê Văn Hợi, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, phát hiện chủ động bệnh lao được xem là một giải pháp hiệu quả cần được mở rộng ứng dụng trong thực hiện chiến lược kết thúc bệnh lao ở Việt Nam.
Nhận định trên được nêu sau khi ngành y tế thực hiện mô hình thí điểm chủ động phát hiện bệnh lao trong cộng đồng dân cư và ở một số đối tượng có nguy cơ cao tại một số địa bàn ở nước ta. Kết quả là, tỉ lệ phát hiện lao chủ động cao gấp 3,6 lần phát hiện lao một cách thụ động.
Mô hình phát hiện chủ động bệnh lao có thể góp phần làm giảm khoảng 20% tỉ lệ mắc lao hằng năm; một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao, tỉ lệ phát hiện chủ động cao gấp ít nhất 15 lần so với phát hiện thụ động.
Với kết quả trên, PGS. TS. Lê Văn Hợi cho biết, các mô hình phát hiện lao chủ động sẽ được mở rộng ở nước ta nhằm góp phần giảm nhanh tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong do lao, hướng đến kết thúc bệnh lao vào năm 2030.
Trong hội thảo tham vấn các đối tác chiến lược phát hiện lao chủ động tại Việt Nam tổ chức mới đây, PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cũng nhấn mạnh, với vai trò của một nước tìm đường trong thực hiện chiến lược kết thúc bệnh lao trên thế giới, các mô hình thí điểm và mở rộng phát hiện bệnh lao chủ động ở nước ta sẽ được chương trình chống lao quốc gia và các đối tác quốc tế chủ chốt tổng hợp và phổ biến trên thế giới.
Nhiều giải pháp quan trọng cho mở rộng phát hiện lao chủ động đã được thảo luận như mở rộng địa bàn triển khai và tăng cường sàng lọc các đối tượng có nguy cơ cao (như trẻ em có tiếp xúc với người bệnh lao, người cao tuổi; người nhiễm HIV, người mắc các bệnh phổi mạn tính, tiểu đường, tâm thần; người đã từng mắc lao, công nhân mỏ, nhân viên y tế…); tăng cường ứng dụng các kỹ thuật phát hiện nhanh và có độ nhạy, độ đặc hiệu cao trong phát hiện chủ động; huy động rộng rãi sự tham gia của các tổ chức xã hội trong tham gia sàng lọc ở cộng đồng…
Những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực giảm gánh nặng bệnh lao với tỉ lệ mắc và tử vong hàng năm giảm khoảng 4-5%. Tuy nhiên, ở nước ta, mỗi năm vẫn có khoảng 130.000 người mắc lao mới, trong đó có 7.000 người mắc lao đồng nhiễm HIV; hơn 5.000 bệnh nhân lao đa kháng thuốc và khoảng 16.000 người tử vong. Bệnh nhân không có miễn dịch với bệnh sau khi mắc phải.
Theo PGS. TS. Lê Văn Hợi, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, phát hiện chủ động bệnh lao được xem là một giải pháp hiệu quả cần được mở rộng ứng dụng trong thực hiện chiến lược kết thúc bệnh lao ở Việt Nam.
Nhận định trên được nêu sau khi ngành y tế thực hiện mô hình thí điểm chủ động phát hiện bệnh lao trong cộng đồng dân cư và ở một số đối tượng có nguy cơ cao tại một số địa bàn ở nước ta. Kết quả là, tỉ lệ phát hiện lao chủ động cao gấp 3,6 lần phát hiện lao một cách thụ động.
Mô hình phát hiện chủ động bệnh lao có thể góp phần làm giảm khoảng 20% tỉ lệ mắc lao hằng năm; một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao, tỉ lệ phát hiện chủ động cao gấp ít nhất 15 lần so với phát hiện thụ động.
Với kết quả trên, PGS. TS. Lê Văn Hợi cho biết, các mô hình phát hiện lao chủ động sẽ được mở rộng ở nước ta nhằm góp phần giảm nhanh tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong do lao, hướng đến kết thúc bệnh lao vào năm 2030.
Trong hội thảo tham vấn các đối tác chiến lược phát hiện lao chủ động tại Việt Nam tổ chức mới đây, PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cũng nhấn mạnh, với vai trò của một nước tìm đường trong thực hiện chiến lược kết thúc bệnh lao trên thế giới, các mô hình thí điểm và mở rộng phát hiện bệnh lao chủ động ở nước ta sẽ được chương trình chống lao quốc gia và các đối tác quốc tế chủ chốt tổng hợp và phổ biến trên thế giới.
Nhiều giải pháp quan trọng cho mở rộng phát hiện lao chủ động đã được thảo luận như mở rộng địa bàn triển khai và tăng cường sàng lọc các đối tượng có nguy cơ cao (như trẻ em có tiếp xúc với người bệnh lao, người cao tuổi; người nhiễm HIV, người mắc các bệnh phổi mạn tính, tiểu đường, tâm thần; người đã từng mắc lao, công nhân mỏ, nhân viên y tế…); tăng cường ứng dụng các kỹ thuật phát hiện nhanh và có độ nhạy, độ đặc hiệu cao trong phát hiện chủ động; huy động rộng rãi sự tham gia của các tổ chức xã hội trong tham gia sàng lọc ở cộng đồng…
Những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực giảm gánh nặng bệnh lao với tỉ lệ mắc và tử vong hàng năm giảm khoảng 4-5%. Tuy nhiên, ở nước ta, mỗi năm vẫn có khoảng 130.000 người mắc lao mới, trong đó có 7.000 người mắc lao đồng nhiễm HIV; hơn 5.000 bệnh nhân lao đa kháng thuốc và khoảng 16.000 người tử vong. Bệnh nhân không có miễn dịch với bệnh sau khi mắc phải.