Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Xét nghiệm dùng trong chuẩn đoán bệnh lao phổi

Edit Posted by Unknown with No comments
Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, lao là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở Việt Nam. Theo thống kê, có khoảng 1/3 dân số thế giới bị nhiễm vi trùng lao. Tuy nhiên, phần lớn là không có biểu hiện triệu chứng của bệnh.

Mỗi năm, lao cướp đi gần 3 triệu người trên thế giới. Đa số các ca tử vong này xảy ra tại các nước đang phát triển. Trên toàn thế giới, lao là bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ tử vong đứng thứ 2, chỉ sau HIV. Tuy vậy, phần lớn những BN HIV đều bị nhiễm lao, do hệ miễn dịch suy yếu là điều kiện thuận lơi cho vi khuẩn lao.


Với mức độ nguy hiểm của bệnh, không chỉ cho bản thân người bệnh mà cho cả xã hội thì việc phát hiện và chẩn đoán bệnh kịp thời là điều rất cần thiết. Dưới đây là những xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định và phân biệt lao phổi với những bệnh lý ở phổi khác.

Nhuộm soi đờm trực tiếp

Kỹ thuật nhuộm soi đờm trực tiếp tìm vi khuẩn lao là phương pháp chẩn đoán chắc chắn nhất. Thông thường nhuộm theo phương pháp Ziehl – Neelsen hoặc phương pháp huỳnh quang với ánh sáng cực tím.

Cần làm AFB nhiều lần, ít nhất 3 lần trong 3 buổi sáng liên tiếp. Nếu bệnh nhân không khạc được đờm thì cho bệnh nhân dùng nước muối 5% ưu trương để lấy bệnh phẩm.

Nuôi cấy đờm

Làm tăng kết quả dương tính nhưng nếu nuôi cấy bằng phương pháp cổ điển phải mất 4 – 8 tuần mới có kết quả. Ngày nay, người ta tiến hành nuôi cấy vi khuẩn lao bằng phương pháp MGIT Bactec cho kết quả nhanh sau 1-2 tuần. Với những trường hợp bệnh nhẹ, ít trực khuẩn, soi trực tiếp có thể cho kết quả âm tính nhưng nuôi cấy đờm sẽ cho kết quả dương tính. Trong khi chờ đợi kết quả nuôi cấy cần quyết định việc điều trị căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và phim X quang.

Kháng sinh đồ

Để theo dõi tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng và góp phần điều chỉnh thuốc cho bệnh nhân.

Ngoáy họng

Đối với bệnh nhân không khạc được đờm, có thể ngoáy họng bệnh nhân ở vị trí gốc lưỡi hướng về khí quản bằng một que bông vô khuẩn. Bệnh nhân ho sẽ làm dính một ít dịch vào miếng bông ở đầu que ngoáy. Đặt que vào lọ vô trùng, gửi phòng xét nghiệm nuôi cấy.

Hút dịch dạ dày chẩn đoán

Nếu bệnh nhân là trẻ em hoặc người già không khạc đờm có thể lấy bệnh phẩm từ dịch dạ dày buổi sáng.

Soi phế quản

Lấy dịch phế quản xét nghiệm tìm trực khuẩn lao, xét nghiệm PCR - BK, nuôi cấy vi khuẩn lao.

Sinh thiết phổi

Thấy tổn thương lao hoặc vi khuẩn lao trong bệnh phẩm sinh thiết.

Chụp Xquang phổi 


Các hình ảnh Xquang phổi nghi ngờ lao phổi:

- Đám mờ không đồng đều ở vùng đỉnh hoặc vùng dưới xương đòn hai phổi (một hoặc hai bên).

- Hình hang: Có thể một hoặc nhiều hang (lao hang).

- Những nốt, chấm mờ nhỏ như hạt kê, đường kính 1mm lan toả cả hai phổi (lao kê).

- Bóng mờ đặc tròn hoặc bầu dục ở góc ngoài hạ đòn hoặc hạ phân thuỳ 6 (thâm nhiễm Assman).

- Những bóng mờ ở rốn phổi và trung thất do hạch lympho sưng to.

- Có một vài nốt hoặc nhiều nốt to nhỏ khác nhau đường kính 3 – 10mm đậm độ không đều, thường gặp ở hạ đòn và đỉnh phổi một hoặc hai bên (lao nốt).

- Đám mờ hình thuỳ phổi (tam giác) có thể ở bất kỳ vị trí nào nhưng thông thường thấy ở thuỳ trên và thuỳ giữa.

Phản ứng Tuberculin

Loại phản ứng Tuberculin được dùng phổ biến là Mantoux.

Phản ứng Mantoux: tiêm 0,1mL dùng dịch có 10 đơn vị PPD vào trong da mặt trước cẳng tay tạo nên cục sần trên da từ 5 - 6mm đường kính. Đọc kết quả sau 72 giờ. Nếu phản ứng dương tính sẽ thấy một vùng "mẩn đỏ" và một cục cứng ở da. Đo đường kính cục theo chiều ngang cánh tay, phần quầng đỏ xung quanh không quan trọng. Phản ứng dương tính khi đường kính cục phản ứng > 10mm, âm tính < 5mm; không có ý nghĩa từ 5 – 9mm.

Nếu đã có những bằng chứng rõ ràng mắc bệnh lao thì phản ứng Tuberculin âm tính cũng sẽ không loại trừ được bệnh lao.

Nếu phản ứng Tuberculin dương tính mạnh giúp hướng tới chẩn đoán lao phổi nếu bệnh nhân có tổn thương Xquang nhưng BK đờm âm tính hoặc chẩn đoán lao tiềm ẩn nếu không rõ tổn thương trên X quang.

Xét nghiệm máu

Bệnh nhân có thể có thiếu máu nhẹ.

Số lượng bạch cầu thường không thay đổi hoặc hơi thấp hơn bình thường.

Tốc độ máu lắng có thể tăng, khi tốc độ máu lắng bình thường cũng không loại trừ.

Các phương pháp gián tiếp

Như dùng các kỹ thuật sinh hoá miễn dịch (ELISA), PCR để phát hiện những kháng nguyên hoặc những kháng thể của vi khuẩn lao trong huyết thanh hoặc dịch tiết của bệnh nhân cũng đang được áp dụng rộng rãi, giúp cho việc chẩn đoán ngày càng nhanh chóng và hiệu quả.

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Nguyên tắc vàng trong điều trị lao: Đúng- đủ- đều- phòng

Edit Posted by Unknown with No comments
Bệnh lao trước đây được coi là một trong những tứ chứng nan y, nhưng vào ngày 24-3-1882 Robert Koch, bác sĩ người Đức đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh lao cho người, mở đầu cho cuộc chiến chống lại căn bệnh đã một thời gây nên đại dịch cho nhân loại.

Theo số liệu ước tính chính thức của WTO hiện nay trên thế giới có khoảng 1,9 tỷ người đã nhiễm lao, 16 triệu người mắc lao, mỗi năm có thêm 8-9 triệu người mắc lao mới và khoảng 3 triệu người chết vì lao. Tại Việt nam mỗi năm có chừng 145.000 người mắc bệnh, trong đó chừng 65.000 người lao phổi khạc ra vi khuẩn lao. Số người chết do lao ước chừng 20.000 người một năm.

* Tiến trình bệnh lao:

- Giai đoạn nhiễm lao: Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp gây tổn thương phế nang. Tuy nhiên chưa hình thành dạng lao bệnh.

- Giai đoạn lao bệnh: Đa số người bị bệnh chỉ ở tình trạng nhiễm lao (80-90%) không chuyển sang giai đoạn lao bệnh, trường hợp tiến triển thành lao bệnh được gọi là lao thứ phát (10-20%). Lao bệnh chỉ xảy ra khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, số lượng và độc tính của vi khuẩn tăng và đặc biệt ở những người trong nhóm nguy cơ cao như bị các bệnh phổi mạn tính, các bệnh toàn thân: Đái tháo đường, loét dạ dày tá tràng, nghiện rượu, nghiện ma túy, HIV dương tính…sẽ hình thành lao thứ phát.

* Triệu chứng lâm sàng chung

Khi có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời phát hiện bệnh:



- Ho và khạc đờm kéo dài trên 2 tuần

- Ho ra máu

- Đau ngực, khó thở

- Sốt nhẹ về chiều và vã mồi hôi trộm

- Sút cân,  mệt mỏi, kém ăn

* Nguyên tắc vàng điều trị bệnh lao:

Trong quá trình điều trị người bệnh cần thực hiện nguyên tắc đúng - đủ - đều - phòng (đúng phác đồ; đủ thuốc, đủ thời gian; đều đặn hàng ngày; phòng ngừa tái phát ).

Nguyên tắc đúng- đủ- đều chỉ là điều kiện cần:  

Bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phác đồ, đủ thời gian. Thuốc điều trị bệnh lao được cấp miễn phí. Người bệnh không được tự ý bỏ điều trị vì như vậy vi khuẩn lao càng có cơ hội phát triển thêm hơn nữa còn sinh lao kháng thuốc. Điều trị lao đã khó, điều trị lao kháng thuốc còn khó khăn hơn gấp nhiều lần.

Chương trình chống lao Việt Nam quy định 5 loại thuốc chống lao thiết yếu đó chính là: Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z), Streptomycin (S) và Ethambutol (E). Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị theo phác đồ chống lao quốc gia và sử dụng các loại thuốc này theo đúng liều dùng mới mong mang lại kết quả như mong muốn.



Tuy nhiên, việc điều trị theo phác đồ của chương trình chống lao quốc gia, bệnh nhân phải đối mặt với rất nhiều tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị: Men gan tăng, chán ăn, cơ thể suy nhược, gầy gò, suy giảm chức năng miễn dịch... Sức khỏe bệnh nhân đóng vai trò tối quan trọng trong qúa trình điều trị bệnh lao. Một khi cơ thể suy giảm hệ miễn dịch thì đó là cơ hội để vi khuẩn lao hình thành và phát tán rộng thêm nữa.  Vậy nên đúng đủ đều chỉ là điều kiện cần trong điều trị dứt điểm bệnh lao.  

Nguyên tắc phòng là điều kiện đủ

Điều trị dứt điểm bệnh lao là mong muốn của bệnh nhân và hơn thế nữa là người nhà của bệnh nhân. Nhưng việc bệnh nhân có thể kiên trì tuân thủ đúng đủ đều pháp đồ điều trị bệnh lao hay không phụ thuốc lớn vào thể trạng và niềm tin người bệnh. Bệnh nhân cần có một tâm lý vững vàng hơn nữa là một chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể chống chọi với rất nhiều tác dụng phụ của thuốc chống lao



Do đó, việc làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị lao đồng thời ức chế được khuẩn lao là điều mà bệnh nhân lao và người nhà bệnh nhân lao cần đặc biệt quan tâm.